Hoạt động hỗ trợ tại Campuchia của quân tình nguyện Việt Nam Chiến tranh biên giới Tây Nam

Sau khi Campuchia giải phóng, Việt Nam đã quyết định để bộ đội tình nguyện tiếp tục ở lại Campuchia đề phòng Khmer Đỏ quay lại cướp chính quyền. Thủ tướng Campuchia là Hun Sen cho biết quân tình nguyện Việt Nam đã đóng vai trò giải phóng Campuchia[61]:

Tôi đã nói với họ (Việt Nam) là nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại thì nhiều người sẽ bị giết. Vào thời điểm đó, các lực lượng của Campuchia không đủ sức chống lại Pol Pot và chúng tôi cần thời gian để củng cố lực lượng và nền kinh tế của mình
Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế. Sau đó chúng tôi đồng ý họ thử giảm bớt các lực lượng vào năm 1982. Chính phủ Việt Nam giảm dần quân số, còn chúng tôi sẽ dần tăng lực lượng của mình lên. Tôi vẫn còn nhớ cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao, gồm Campuchia, Lào và Việt Nam ở Hà Nội vào năm 1985, chúng tôi đã đồng ý là các lực lượng bộ đội Việt Nam sẽ rút quân từ 10-15 năm nữa. Nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Campuchia và các cuộc đàm phán (hòa bình) giữa Sihanouk và tôi, chúng tôi đã rút các lực lượng bộ đội Việt Nam sớm hơn

Trong thời kỳ đóng quân tại Campuchia, quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp đỡ hàng triệu người dân Campuchia trở về quê cũ, khôi phục sản xuất, làm lại nhà cửa, trường học, chùa chiền. Nhân dân Campuchia đã dấy lên một cao trào quần chúng hồi sinh từng người, từng gia đình, từng thôn ấp và hồi sinh toàn dân tộc.[62] Quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp những người dân này sửa lại nhà, ai không còn nhà thì dựng lại nhà, làm sạch giếng cho người dân Campuchia uống, cung cấp lương thực cho người dân Campuchia, khôi phục và sửa chữa lại trường học. Lực lượng ngành y của Việt Nam đi cùng bộ đội thời bấy giờ thì chữa bệnh cho người dân Campuchia. Dần dần trường lớp, làng mạc, bệnh viên, trường học… được khôi phục lại. Bộ quốc Phòng đã chỉ đạo hành động theo từng giai đoạn. Theo đó, giai đoạn đầu do người dân Campuchia chưa có gì, Việt Nam sẽ thực hiện “Việt Nam làm giúp Campuchia” - nghĩa là đánh giặc cũng Việt Nam, giúp dân sản xuất cũng Việt Nam, xây dựng chính quyền cũng Việt Nam (bởi khi đó chính quyền của Campuchia đã bị Khmer Đỏ phá hủy). Khi người dân Campuchia đã có cơ sở, Việt Nam chuyển sang khẩu hiệu “Ta, bạn cùng làm”. Giai đoạn ba là “Bạn làm ta giúp” - nghĩa là khi người dân Campuchia đã đủ khả năng, người dân Campuchia yêu cầu tới đâu Việt Nam giúp tới đó. Cuối cùng, khi người dân Campuchia thực sự lớn mạnh thì Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện về nước để người dân Campuchia tự đảm đương công việc trong nước.[63]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến tranh biên giới Tây Nam http://books.google.com/books?id=3NHoI2HoFiQC&prin... http://books.google.com/books?id=A-MPlsiTKgIC http://books.google.com/books?id=FEpuVkgzFJYC&prin... http://books.google.com/books?id=KoaKt8a_7ngC http://books.google.com/books?id=Mq8sAcvg-AgC http://books.google.com/books?id=OWVFpQjmNaAC http://books.google.com/books?id=o9J3xT3jVtIC http://www.todayonline.com/world/asia/s-china-sea-... http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2004-07/... http://www.yale.edu/cgp/army_v3.html